Một thầy giáo hơi gầy, từ tốn giải thích và nhận sai với phụ huynh vì đã trót la mắng học trò. Trong khi vị nữ phụ huynh không thấy mặt, chỉ nghe giọng nói xa xả, với âm vực ngày càng tăng.
Câu chuyện được phụ huynh đề cập đến là “đòi quần” – cái quần short đen mà cô con gái của chị này để quên trong hộc bàn, được học sinh lớp buổi chiều phát hiện ra, đặt lên bàn giáo viên, và giáo viên đã bảo đem vứt vào sọt rác.
Tại sao “sóng gió” lại ập đến với vị phụ huynh này, khi dường như chị tâm niệm mình đang đúng?
Thứ nhất, bao thế hệ học sinh tới trường đều biết, bàn giáo viên là một nơi luôn phải gọn gàng và sạch sẽ. Học sinh trực nhật bao giờ cũng phải lau chùi, xếp gọn từng viên phấn, khăn lau bảng. Sự gọn gàng trên bàn giáo viên thể hiện sự tôn trọng với thầy cô – những người ngồi trên đó truyền lại kiến thức cho học sinh.
Bàn giáo viên không phải cái bãi rác ai muốn vứt gì thì vứt lên. Nên không khó hiểu, khi thấy cái quần nữ ngắn cũn, đen sì nằm trên bàn, thầy K. đã mắng cả lớp rồi yêu cầu học sinh đem vứt vào sọt rác.
Thứ hai, chỉ là một cái quần trẻ con thôi, phụ huynh có cần vào tận trường mắng thầy như vậy không? Lại còn lén quay clip, viết những dòng chua cay đưa lên Facebook để công bố cho thiên hạ thấy lại thêm một người thầy có lỗi.
Phụ huynh cứ làm như thầy giáo đang phạm tội lỗi tày trời, mình thì quá đúng còn thầy thì quá sai? Cái quần thôi mà.
Thứ ba, phụ huynh “dạy dỗ” thầy giáo rằng học sinh nhặt được của rơi đương nhiên đem nộp thầy cô giáo; nhưng chị đã dạy con mình rằng phải cẩn thận đối với đồ đạc của mình chưa?
Trước khi hỏi sao thầy lại vứt đồ của con tôi, hãy hỏi lại sao con lại để quên đồ.
Nếu con chị phát hiện mất đồ mà quay lại tìm ngay, thì đâu dẫn đến câu chuyện này. Phải chăng, chị đang dạy cho con thói đổ thừa tách nhiệm, khi đồ của mình thì nhờ mẹ đi lấy, và khi không thấy thì lại đổ cho giáo viên?
Thứ tư, sao phụ huynh lại hùng hổ “quăng” vào thầy giáo những từ ngữ nặng nề nhất có thể, từ trên Facebook đanh thép nói thầy “biến chất”, đến những lời lẽ trực tiếp “ném” vào thầy?
"Cái quần của con tôi giá trị hơn bộ đồ của thầy", "cái quần đen chứ có phải cái gì gớm ghiếc đâu, làm như băng vệ sinh hay gì" – những lời thô lỗ không chỉ với những người trong ngành giáo dục, mà với bất cứ ai nhận phải.
Nghe tới câu này, câu hỏi bật ra là “Ai cũng có thể xúc phạm người thầy như vậy sao”?.
“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” đã thành “mất quần cũng là thầy” sao?
Nghĩ sâu hơn, những câu từ mà phụ huynh kia dùng trong cuộc nói chuyện với thầy giáo xuất phát từ nhận thức xem thường vai trò người thầy: Thầy chẳng qua chỉ là thợ dạy, còn phụ huynh cho con em đến trường là để mua chữ. "Khách hàng" là thượng đế, khi không hài lòng, sự chỉ trích dành cho người bán là tất nhiên.
Xông vào trường, đặt máy quay, tranh cãi ăn thua với người dạy dỗ con mình thể hiện thái độ xem thường người thầy đã ăn sâu vào vô thức. Lúc này đây, trong chính ngôi trường mình đang làm việc, người thầy trở nên thất thế. Danh dự người thầy bị xâm hại một cách thản nhiên.
Liệu những phụ huynh uy hiếp giáo viên như vậy có phải là cá biệt? Hay chỉ là trường hợp quá quắt nặng nề hơn và chẳng may bị bùng bét ra là do phụ huynh không lường tới phản ứng ngược?
Cuối cùng, có một điểm sáng ở câu chuyện này, đó là khi câu chuyện được "phóng chiếu" ra cộng đồng thì mọi giá trị đã được dẫn dắt trở lại.
Gần 18.000 bình luận trên một trang chia sẻ clip, gần như không có ý kiến trái chiều, “bênh” phụ huynh.
Học sinh cũ, học sinh đang học, học sinh trong trường đều khen thầy giáo yêu nghề, "thương đám nhỏ".
Và người cha của vị phụ huynh "cá biệt" kia, dù chưa trực tiếp gặp gỡ, nhưng đã đánh tiếng nhìn nhận sai lầm của con gái mình và gửi lời xin lỗi thầy giáo.
Chiều qua, UBND thành phố Bạc Liêu đã tổ chức buổi họp đột xuất vì một chiếc quần short của nữ sinh lớp 6. Chiếc quần đã mất, nhưng hy vọng sự việc sẽ làm thức tỉnh các phụ huynh cần phải biết nhìn lại mình, tôn trọng danh dự của người thầy để đồng hành cùng họ giáo dục con em.
Ngân Anh
Cơ quan chức năng xác định nữ phụ huynh mắng thầy giáo sai hoàn toàn trong vụ việc nên buộc người thầy và cộng đồng mạng.
" alt=""/>Cái quần short đen và danh dự người thầy5. Bạn lờ đi giới hạn 40 giờ làm việc mỗi tuần
Các nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc nhiều hơn 40 giờ/ tuần sẽ làm giảm năng suất.
Hơn ai hết, người thành công làm việc chăm chỉ và thông minh. Họ tàn nhẫn, đặc biệt là với chính mình. Đó là bí mật thành công của họ.
6. Bạn coi tiền bạc như một trách nhiệm, không phải là một phần thưởng
Người thành công không nhìn tiền bạc chỉ như một phần thưởng cá nhân, mà họ nhìn tiền bạc như một cách để phát triển doanh nghiệp, để khen thưởng và phát triển nhân viên, để đáp trả lại cho cộng đồng… Nói chung, người thành công không chỉ làm cuộc sống của mình tốt hơn, mà còn cải thiện cuộc sống của người khác.
7. Bạn không nghĩ rằng mình đặc biệt
Trong một thế giới của truyền thông xã hội, ai cũng có thể là cơ quan truyền thông của chính mình. Tự đá bóng, tự thổi còi, mê mải vào thành tích của chính mình là một việc rất dễ dàng. Nhưng người thành công thực sự không làm vậy. Họ chấp nhận thành công của họ dựa trên tham vọng, sự kiên trì… nhưng họ cũng nhận ra rằng những cố vấn cấp cao, những nhân viên năng lực và sự may mắn cũng góp phần tạo nên điều đó.
Người thành công thực sự luôn khiêm nhường, luôn đặt câu hỏi, tìm kiếm lời khuyên.
8. Bạn nhận ra thành công là phù du, nhưng nhân phẩm và sự tôn trọng là mãi mãi
Mức lương cao, phúc lợi tốt, cơ hội thăng tiến tuyệt vời chắc chắn là rất quan trọng, nhưng không có mức lương và phúc lợi nào có thể vượt qua lòng tự trọng và giá trị bản thân.
Điều quan trọng nhất mà người thành công mang lại cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp – tất cả những người mà họ gặp – chính là nhân phẩm.
Xem thêm:
7 lý do người lười biếng dễ thành công hơn" alt=""/>8 dấu hiệu bạn sẽ cực kỳ thành côngCô giáo Triệu Thị Tư đã ghi lại và chia sẻ những hình ảnh đẹp này lên trang cá nhân của mình. Những hình ảnh sau khi được đăng tải ít giờ đã nhận được hàng chục nghìn lượt yêu thích và chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội.
Hầu hết mọi người đều xuýt xoa với hình ảnh đẹp, khi những học sinh xếp hàng ngay ngắn và phía sau là "biển mây" đặc trưng của các tỉnh miền núi.
Với phong cảnh đầy thơ mộng này, nhiều người đã bày tỏ sự thích thú cũng như mong muốn được đến ngôi trường “trên mây” này một lần vì cảnh sắc tuyệt đẹp. Một số khác so sánh bầu không khí trong lành nơi đây với sự ô nhiễm tại các thành phố lớn.
Dù đã công tác tại trường được hơn 2 năm với vai trò là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, song cô Tư vẫn luôn ấn tượng mỗi khi được chứng kiến cảnh mây trắng vây kín trường mình như vậy.
![]() |
Khung cảnh trường học đầy thơ mộng giữa bốn bề mây trắng vây quanh. Ảnh: Triệu Tư |
Cô Tư bày tỏ bất ngờ khi những hình ảnh mình ghi lại thu hút sự chú ý của mọi người.
“Khoảnh khắc này do mình ghi lại vào giờ tập thể dục giữa giờ của học sinh cả trường vào sáng 23/12. Lúc đó là khoảng 9h sáng. Những lớp mây mù xuất hiện khá sớm, từ đêm hôm trước cho đến khi mặt trời lên. Tôi đăng tải những hình ảnh này để chia sẻ với bạn bè về khung cảnh thiên nhiên nơi mình làm việc và lưu lại một hoạt động thường nhật của học sinh chứ không nghĩ nó được chia sẻ nhiều đến vậy", cô Tư nói.
![]() |
Trường THCS và THPT xã Xín Mần nằm ở trung tâm xã Xín Mần, cao khoảng 2.000m so với mặt nước biển và để lên được tới đây phải vượt qua một chặng đường ngoằn ngoèo. Với độ cao này, cứ khoảng cuối thu, đầu đông, vào ngày nắng là mây xuất hiện nhiều.
Nhìn lãng mạn là vậy, nhưng ít ai biết rằng, phía sau đó là thực tế cuộc sống và dạy học khó khăn của các học sinh và thầy cô nơi đây.
“Phía sau những biển mây thơ mộng kia là những ngày thời tiết lạnh căm, có khi chỉ từ 0 đến 1 độ C và thầy trò cảm nhận rõ sự tê tái", cô chia sẻ.
Cô Tư cũng hy vọng mọi người hiểu hơn sự cố gắng trong công tác dạy học của thầy trò Trường THCS và THPT xã Xín Mần dù điều kiện còn nhiều khó khăn.
Hiện, Trường THCS và THPT xã Xín Mần có tổng cộng 10 lớp với khoảng 300 học sinh đến từ nhiều xã trong huyện Xín Mần như Nàn Xỉn, Bản Díu, Thèn Phàng, Chí Cà, Xín Mần. Các em chủ yếu là người dân tộc Mông, Nùng, Tày,... Đa số học sinh của trường về nhà sau mỗi buổi học. Một số ít em ở lại khu lưu trú của trường hoặc trọ nhà dân.
Hải Nguyên
Tác giả của bức ảnh mô tả cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con “Đi đâu đó, Sao về rồi” đang “gây bão” là họa sĩ người da đỏ nổi tiếng Ricardo Caté.
" alt=""/>Bức ảnh trường học “trên mây” thơ mộng và thực tế khắc nghiệt